a. Đối với những từ có âm tận cùng là: /θ/ /t/, /f/, /k/, /s/, /t∫/, /∫/, /p/ thì khi thêm ED vào, ED sẽ được phát âm là /t/
Ví dụ: stopped, knocked, laughed...
b. Đối với những từ có âm tận cùng là: /t/ và /d/ thì khi thêm ED vào, ED sẽ được phát âm là /id/.
Ví dụ: wanted, needed, decided...
c. Những trường hợp còn lại thì khi thêm ED vào, ED sẽ được phát âm là /d/.
Ví dụ: explained, phoned, rained...
* Cuối cùng, một lưu ý rất quan trọng, tất cả những cách phân loại trên đây đều áp dụng cho ÂM, chứ không phải CHỮ CÁI. Ví dụ từ "laugh" thì âm tận cùng là "F" chứ không phải là "GH" hay "H"; trong khi đó, từ "weigh" được phát âm là /wei/, có nghĩa là tận cùng là một nguyên âm. Vì vậy, cần phải đọc đúng theo trong từ điển trước khi có thể áp dụng các quy tắc phát âm này.
2. Cách phát âm S hoặc ES:
a. S hoặc ES sau khi thêm vào những từ tận cùng bằng âm /s/, /z/, /t∫/, /dz/, /∫/ thì được phát âm là /iz/
b. S hoặc ES khi thêm vào những từ tận cùng bằng âm /f/, /k/, /p/, /t/, /θ/ thì được phát âm là /s/
c. Ngoại trừ những trường hợp đã được liệt kê ở a và b thì khi thêm S hoặc ES vào sẽ được phát âm là /z/
3. Nhận biết âm câm:
a. Âm B câm: Âm B là một âm câm khi nó đứng cuối từ và đứng trước nó là âm M.
Ví dụ: climb [klaim], crumb [krʌm], dumb [dʌm]
b. Âm C câm: Âm C là một âm câm trong cụm "scle" ở cuối từ.
Ví dụ: muscle ['mʌsl]...
c. Âm D câm: Âm D là một âm câm khi nó đứng liền với âm N.
Ví dụ: handkerchief ['hæηkət∫if], sandwich ['sænwidʒ]...
d. Âm E câm: Âm E là một âm câm khi đứng cuối từ và thường kéo dài nguyên âm đứng trước đó.
Ví dụ: drive [draiv], write [rait], site [sait]
e. Âm G câm: Âm G là một âm câm khi đứng trước âm N.
Ví dụ: champagne [∫æm'pein], foreign ['fɔrin], sign [sain]
f. Âm GH câm: Âm GH là một âm câm khi đứng trước âm T hoặc đứng cuối từ.
Ví dụ: thought [θɔ:t], through [θu:], daughter ['dɔ:tə]
g. Âm H câm: Âm H là một âm câm khi đứng sau âm W.
Ví dụ: what [wɔt], when [wen], where [weə]
h. Âm K câm: Âm K là một âm câm khi đứng trước âm N ở đầu các từ.
Ví dụ: knife [naif], knee [ni:], knowledge ['nɔlidʒ]
i. Âm L câm: Âm L là một âm câm khi đứng trước các âm D, F, M, K.
Ví dụ: calm [ka:m], half [ha:f], talk [tɔ:k]
j. Âm N câm: Âm N là một âm câm nếu đứng ở cuối từ và trước đó là một âm M.
Ví dụ: autumn ['ɔ:təm], hymn [him]
k. Âm P câm: Âm P là một âm câm khi đứng trong các tiền tố "psych" and "pneu".
Ví dụ: psychiatrist [sai'kaiətrist], pneumonia [nju:'mouniə]
l. Âm S câm: Âm S là một âm câm khi đứng trước âm L.
Ví dụ: island ['ailənd], isle [ail]
m. Âm T câm: Âm T là một âm câm nếu đứng sau âm S, F, hay đứng trước âm L.
Ví dụ: castle ['kɑ:sl], Christmas ['krisməs], fasten ['fɑ:sn]
n. Âm U câm: Âm U là một âm câm nếu đứng sau âm G và đứng trước một nguyên âm.
Ví dụ: guess [ges], guidance ['gaidəns], guest [gest]
o. Âm W câm: Âm W là âm câm nếu đứng đầu tiên của một từ và liền sau đó là âm R.
Ví dụ: write [rait], wrong [rɔη]
p. Một số từ bắt đầu bằng âm H câm.
Ví dụ: hour ['auə], honest ['ɔnist], honor ['ɔnə]
4. Đặt dấu trọng âm:
a. Từ một âm tiết: Những từ có một âm tiết đều có trọng âm trừ những từ ngữ pháp (grammatical words) như: in, on, at, to, but, so...
Ví dụ: 'speech, 'day, 'school, 'learn, 'love...
b. Từ hai âm tiết:
- Những từ có hai âm tiết: hầu hết có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: 'happy, 'pretty, 'beauty, 'mostly, 'basic...
- Những từ có hai âm tiết nhưng âm tiết thứ nhất là một tiền tố (prefix) thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: be'hind, pro'long, un'wise, pre'pare, re'do...
- Những động từ (v) có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: de'sign, ex'cuse, pa'rade, sup'port, com'plete...
c. Từ có ba âm tiết trở lên:
- Những từ có 3 âm tiết trở lên, trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ phải sang trái.
Ví dụ: e'conomy, 'industry, in'telligent, 'specialise, ge'ography...
- Nhưng nếu là từ vay mượn của tiếng Pháp (thông thường tận cùng là -ee hoặc -eer) thì trọng âm lại rơi vào âm tiết cuối cùng ấy.
Ví dụ: engi'neer, volun'teer, employ'ee, absen'tee...
d. Từ tận cùng bằng -ION, -IC(S): Những từ tận cùng bằng -ion, -ic(s) không kể có bao nhiêu âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết trước nó.
Ví dụ: re'vision, me'chanics, 'logic...
e. Từ tận cùng bằng -CY, -TY, -PHY, -GY, -AL: Những từ tận cùng bằng -cy, -ty, -phy, -gy, -al không kể có bao nhiêu âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba tính từ phải sang trái.
Ví dụ: de'cocracy, relia'bility, bi'ology, pho'tography, se'curity, po'litical, 'critical, eco'nomical...
f. Từ ghép (những từ do hai thành phần ghép lại) (Compounds)
- Nếu từ ghép là một danh từ (n) thì trọng âm rơi vào thành phần thứ nhất.
Ví dụ: 'penholder, 'blackbird, 'greenhouse, 'boyfriend, 'answerphone...
- Nếu từ ghép là một tính từ (adj) thì trọng âm rơi vào thành phần thứ hai.
Ví dụ: bad-'tempered, old-'fashioned, one-'eyed, home'sick, well-'done...
- Nếu từ ghép là một động từ (v) thì trọng âm rơi vào thành phần thứ hai.
Ví dụ: under'stand, over'look, fore'cast, put'across...
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét